đậu tương đen hữu cơ
Tìm kiếm nâng cao:
Nhập từ khóa:   
Lựa chọn:
Tìm trong:
Kết quả tìm kiếm:   13  kết quả

Đạo Phật & dòng sử Việt: Cuộc vận động của Phật Giáo Việt Nam chống chính thể độc tài gia đình trị Ngô Đình Diệm, 1963 Tác giả: HT.Thích Đức Nhuận
Cuộc vận động kéo dài 6 tháng, từ 8-5-1963 đến ngày 1 tháng 11 năm 1963, thì Hội đồng Quân nhân Cách Mạng làm cuộc đảo chính, lật đổ chính thể độc tài gia đình trị nhà Ngô; giải phóng cho toàn dân sau 9 năm phải (nép mình) sống quằn quại khổ đau dưới một chế độ hà chính, lạc hậu, lỗi thời.
Đạo Phật & dòng sử Việt: Nhà Nguyễn đối với Phật giáo Tác giả: HT.Thích Đức Nhuận
Từ đời chúa Nguyễn Phúc Chu (1691-1725) Đạo Phật đã truyền bá vào đất Nam Kỳ. Những Ngôi chùa cổ như: chùa Vạn An, ở Phước Tuy, kiến tạo năm 1711; chùa Tam Bảo, ở Hà Tiên, do Mạc Cửu lập khoảng những năm 1708-1725; chùa Hộ Quốc, ở Biên Hòa, lập năm 1735. Và đời chúa Nguyễn Phúc Khoát, chùa Giác Lâm, ở Sài Gòn – Chợ Lớn, kiến tạo năm 1744.
Đạo Phật & dòng sử Việt: Các Chúa dòng họ Trịnh đối với Phật giáo Tác giả: HT.Thích Đức Nhuận
Năm Vĩnh Hựu thứ III (1731), chúa Trịnh Giang dựng tượng Phật lớn để thờ ở chùa Quỳnh Lâm, sắc cho các quan thay phiên đến làm lễ. Cũng trong khoảng niên hiệu Vĩnh Hựu thứ V (1735-1739), ngài Trạm Công vâng sắc vua qua nước Đại Minh, tham yết hòa thượng Kim Quang, tu ở non Đỉnh Hồ, thỉnh được nhiều kinh điển đem về để tại chùa Càn An.
Đạo Phật & dòng sử Việt: Đạo Phật từ hậu bán thế kỷ XVII đến hậu bán thế kỷ XX Tác giả: HT.Thích Đức Nhuận
Thời nhà Trần, Đạo Phật sáng rỡ một thời; nhưng cuối đời Trần thì Đạo Phật mất dần thanh thế. Cho mãi tới thời Trịnh – Nguyễn (1576-1786), tuy có đôi lúc được hưng hiển nhưng đấy chỉ như những vì sao rời rạc lấp lánh trên bầu trời vẫn tỏa ánh sáng chiếu soi xuống cõi trần gian mù mịt tối tăm này!
Đạo Phật và dòng sử Việt: Khóa Hư Lục - một kiệt tác của nền văn học dân tộc Việt, thế kỷ XIII Tác giả: HT.Thích Đức Nhuận
Tất cả nỗi thao thức khổ đau đối với bản thân, đối với cuộc đời và với lòng từ bi thương xót chúng sinh, vì u mê tạo nghiệp xấu ác, nên phải luân hồi chìm đắm trong ba cõi, sáu ngả. Do những ý nghĩ ấy, tác giả đã viết Khoá Hư Lục, trước hết là để tự thức tỉnh mình trên đường tu niệm và thực hành, nhằm thanh lọc sáu quan năng, mong đạt đến chỗ “lục căn viên thông”, tức là chứng thánh quả; đồng thời khuyên mọi người nên hướng tâm lên đức Phật từ bi cao cả và hãy học hỏi giáo lý vô thượng của Ngài, và lấy đó làm chiếc bè đưa ta qua sông Mê, tới bờ Giác.
Đạo Phật và dòng sử Việt: Đệ Tam Tổ - Tôn Giả Huyền Quang (1254-1334) Tác giả: HT.Thích Đức Nhuận
Ngài thường tháp tùng vua Anh Tông đến chùa Vĩnh Nghiêm (Bắc Giang) nghe Đệ nhị tổ Pháp Loa giảng kinh. Từ đó ngài có ý định phát tâm xuất gia tu Đạo Giải Thoát. Niên hiệu Hưng Long thứ XIII năm Ất Tỵ (1305) đời vua Anh Tông, năm ấy ngài đã 51 tuổi dâng sớ lên vua xin từ quan, đi tu, đến ở chùa (núi) Vũ Ninh do Thiền sư Bảo Phác trụ trì, xin thế phát qui y.
Đạo Phật và dòng sử Việt: Đệ Nhị Tổ - Tôn Giả Pháp Loa (1284 – 1330) Tác giả: HT.Thích Đức Nhuận
Đêm ấy, ngài về phòng nhập thiền, tâm trí bị dao động mạnh với bao ý nghĩ vụt hiện, vụt tắt; quá nửa đêm, nhân thấy hoa đèn lụi, ngài chợt đại ngộ. Sáng mai, ngài lên trình chỗ sở ngộ và được Giác Hoàng ấn chứng.
Vua Trần Nhân Tông, Đệ nhất Tổ thiền phái Trúc Lâm Yên Tử (1258 – 1308) Tác giả: HT.Thích Đức Nhuận
Vua lên ngôi năm 21 tuổi, trị vì 14 năm, đến niên hiệu Trùng Hưng thứ IX (năm Quí Tị) thì nhường ngôi cho con là Anh Tông. Cách mấy năm sau vua xuất gia ở hành cung Vũ Lâm, rồi sau ra tu ở núi Yên Tử và băng ở am Ngọa Vân. Nhân Tông là một vị vua nhân từ, hòa nhã, cố kết lòng dân, sự nghiệp trùng hưng làm vẻ vang đời trước. thực là vị vua hiền của nhà Trần…
Đạo Phật và dòng sử Việt: Đạo Phật đời nhà Trần (1225-1400) Tác giả: HT.Thích Đức Nhuận
Trong khoảng thời gian 104 năm trị vì, qua năm đời vua, các vua đều hết lòng hoằng dương chính pháp, nên đạo Phật Việt thuở ấy rất long thịnh. Các tôn giáo và mọi ngành văn nghiệp, võ công đều được phát triển tốt đẹp. Có thể nói đây là thời đại vàng son sáng rỡ nhất của lịch sử nước ta.
Nhân quả, luân hồi, nghiệp báo và tổ ấm Việt Nam Tác giả: HT.Thích Đức Nhuận
Phúc đức xuất phát tự Tổ ấm rồi lại về Tổ ấm. Tổ ấm (nhỏ) là gia đình và (lớn) là quốc gia, đều được tôn trọng. Cảnh thái bình, hạnh phúc, giải thoát là những mục tiêu thiết thực đã được người Việt xưa cũng như nay chấp nhận và thực hiện sự lao tâm khổ tứ của người Việt cốt để củng cố cho thân mệnh, tuệ mệnh, của cá nhân cũng như của Tổ ấm, là nhằm đạt tới Giác Ngộ Giải thoát, chứ không mang tâm ích kỷ để thôn tính, tiêu diệt nhau.
Đạo Phật và dòng sử Việt: Những đóng góp to lớn của đạo Phật cho dân tộc dưới triều Lý (1010 - 1225) Tác giả: HT.Thích Đức Nhuận
Có một điều nữa cần phải minh chính. Đó là điều mà nhiều người tin là "triều đại nhà Lý là triều đại của Phật giáo". Điều đó đúng. Nhưng Phật giáo không giữ độc quyền thao túng văn hóa, rồi hắt hủi, không nâng đỡ các đạo giáo khác, như Khổng giáo và Lão giáo, để các đạo này không có cơ phát triển.
Đạo Phật và dòng sử Việt: Từ công cuộc chống quân Nam Hán xâm lược của Ngô Quyền, đến Đạo Phật thời kỳ tự chủ Nhà Đinh - tiền Lê Tác giả: HT.Thích Đức Nhuận
Mỗi sứ quân chiếm giữ một vùng đất, xây thành đắp lũy, nhằm thôn tính lẫn nhau. Loạn 12 sứ quân kéo dài hai mươi hai năm (945-767), gây ra không biết bao là tổn thất về nhân mạng và tài sản; dân tình phải chịu cực khổ lầm than. Sự sống còn của một dân tộc không thể để tình trạng ấy kéo dài thêm nữa; hoàn cảnh và lịch sử đòi hỏi phải chấm dứt cuộc nội loạn, thống nhất đất nước về một mối.
Đạo Phật và dòng sử Việt: Đạo Phật Việt thế kỷ thứ nhất và thời kỳ Bắc thuộc (111 tr TL - 542 TL) Tác giả: HT.Thích Đức Nhuận
… Do hoàn cảnh địa lý và lịch sử nên về tôn giáo, chính trị và văn hóa nước Việt Nam ta đã từ nhiều thế kỷ chịu ảnh hưởng xa gần của Trung Hoa. Tuy nhiên, Đạo Phật và Dòng Sử Việt, buổi ban đầu, không do Trung Hoa mà lại từ Ấn Độ du nhập.
xem tin tức, Thế giới tin tức Kpop, Kho sim thẻ, sim số đẹp